Không có sản phẩm nào trong giỏ.
Cá tầm là cá gì, sống ở đâu? Cá tầm giá bao nhiêu? Nơi mua cá tầm
1. Cá tầm là cá gì?
Cá tầm là tên gọi chung của một chi cá có tên khoa học là Acipenser, chúng bao gồm 21 loài đã được ghi nhận trong các báo cáo khoa học. Đây không chỉ là một trong những loài cá nước ngọt có kích thước lớn mà chúng còn là loài sống lâu nhất, nhiều con có thể sống tới 150 năm.
Tương tự như cá mập hay cá đuối, cá tầm cũng được xếp vào chi cá sụn. Cá tầm có phần thân dài hình ống gồm 5 hàng xương gai (sụn), da cá dày và nhám. Ðuôi cá dạng chia chẻ đôi. Miệng cá nhỏ hình nêm, không răng. Mũi dài nhọn có 2 đôi râu cứng hoạt động như ra đa giúp cá tìm kiếm con mồi.
Tùy vào từng loài, tuổi thọ và môi trường sống mà màu sắc của cá tầm có thể thay đổi khác nhau. Cá tầm là loài cá săn mồi ở tầng đáy, vì cơ miệng không có răng nên thức ăn chủ yếu của cá tầm là các loài động vật giáp xác và cá nhỏ.
Nói về chất lượng, thịt cá tầm có vị ngọt, thơm và săn chắc, chứa một lượng lớn vitamin A, selenium, canxi, phốt pho, DHA tự nhiên.
Ngoài ra, sụn cá chứa lượng lớn collagen, omega-3, omega-6,… giúp tăng cường thể lực và bồi bổ cơ thể rất tốt, chúng còn là thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho phái đẹp đặc biệt là các bà mẹ đang mang thai.
2. Cá tầm sống ở đâu
Môi trường sống của cá tầm rất rộng, nhiều loài cá tầm sinh sống chủ yếu ở biến và chỉ di cư vào sông, suối để sinh sản (ví dụ như Bắc Bán Cầu và thường gặp tại Bắc Ðại Tây Dương, Bắc Thái Bình Dương, Vùng Biển Caspian, Biển Ðen).
Một số ít loài khác lại sống hoàn toàn trong vùng nước ngọt (sông Delaware, Rhein, Garonne, Elbe, Volga, Danube và hồ Ladoga).
Người ta thường tìm thấy cá tầm ở vùng đáy của các con sông và biển, vì loài này ưa lạnh, ngoài ra phải là nguồn nước sạch tự nhiên, có lượng oxi hòa tan cao thì chúng mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt được.
Tại Việt Nam, chỉ có duy nhất Sapa và Lâm Đồng, nơi được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết và khí hậu mới đủ điều kiện để chăn nuôi loài cá này.
3. Các loại cá tầm
Hiện tại, nhiều báo cáo khoa học ghi nhận rằng có tới 21 loài cá tầm đang tồn tại trên trái đất. Trong đó, 6 loài phổ biến có thể kể đến như:
Cá tầm thông thường
Cá tầm thông thường hay còn được gọi là cá tầm châu Âu, cá tầm Baltic, cá tầm Đại Tây Dương có tên khoa học là Acipenser sturio, chúng phân bố ở tất cả các vùng biển của châu Âu, ngoại trừ biển Đen.
Loài này có thể dài tới 4m. Chúng có 11 – 13 tấm xương chắn dọc theo lưng và 29 – 31 xương dọc theo phần hông. Phần miệng của chúng thay đổi theo tuổi, dần trở nên cùn và ngắn ở những con cá già.
Cá tầm châu Âu hiện nay đang dần bị đẩy đến bờ tuyệt chủng do nạn đánh bắt quá mức.
Cá tầm Nga
Cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii) là một trong những loài cá có giá trị kinh tế cao ở Nga. Chúng có kích thước tương tự như cá tầm thông thường và được tìm thấy nhiều tại các con sông chảy ra biển Đen và biển Caspi.
Hơn 1/4 lượng trứng cá muối và các sản phẩm chế biến khác tại Nga và Iran là từ loài cá này.
Cá tầm sao
Cá tầm sao có tên khoa học là Acipenser stellatus, sinh sống chủ yếu tại con sông chảy ra biển Đen và biển Azov của Nga. Chúng có mũi dài và nhọn, tuy nhiên điểm khác biệt là chúng chỉ có một râu không tua.
Dù kích thước chỉ cỡ 1/2 các loài cá vừa kể ở trên tuy nhiên giá trị thương mại của giống cá này cũng không hề thua kém, thậm chí tại nhiều nơi trứng và thịt của loài này còn có giá trị cao hơn so với các giống khác.
Cá tầm hồ
Cá tầm hồ có tên khoa học là Acipenser rubicundus hay Acipenser fulvescens. Trong những năm gần đây, loài cá này đang rất được ưa chuộng và trở thành ngành công nghiệp thu lợi nhuận tại các khu vực khác nhau trên hồ Michigan và hồ Erie.
Người dân tại đây tận dụng tối đa lượng sản phẩm từ cá tầm. Thịt cá được cắt thành các tảng, ngâm vào nước muối sau đó mang hun khói. Trứng cá được muối và xuất khẩu sang các quốc gia châu Âu. Các phần thừa còn lại như đầu, vây, đuôi,… được dùng để nấu lấy dầu.
Cá tầm nhỏ
Cá tầm (Acipenser ruthenus) là một trong những giống cá tầm nhỏ nhất, chúng ít khi dài quá 1m. Cá tầm nhỏ phân bố chủ yếu tại các vùng biển như biển Đen, Caspi, Azov, Baltic, Bạch Hải, Barents, Kara, chúng thường di cư vào các khu vực sông vào mùa sinh sản.
Đặc điểm phân biệt cá tầm nhỏ so với các giống cá tầm châu Âu khác chính là chiếc mõm dài và hẹp cùng râu có tua.
Cá tầm Beluga
Cá tầm Beluga có tên khoa học là Acipenser huso hay Huso huso. Đặc điểm nhận dạng của loài này là việc thiếu đi tấm xương trên mõm, râu xúc giác có dạng bẹt, giống như một băng vải. Cá tầm Beluga là một trong những loài lớn nhất trong họ cá tầm, chúng có thể đạt đến chiều dài 5m và nặng hơn 900kg.
Người ta có thể tìm thấy cá tầm Beluga tại các vùng biển thuộc khu vực biển Đen, biển Caspi, biển Azov, dọc các con sông lớn của Nga và sông Danube vào thời điểm cá tầm di cư sinh sản.
Thịt, trứng và bong bóng của chúng có giá trị lớn hơn so với phần lớn các loài cá nhỏ nhưng phổ biến hơn. Tuy nhiên số lượng cá tầm Beluga tự nhiên đang giảm xúc nghiêm trọng do nạn đánh bắt quá mức.
4. Cá tầm giá bao nhiêu
Cá tầm được xem là một trong các loài cá thượng hạng. Tùy vào từng thời điểm và chất lượng thịt mà giá của cá tầm có thể dao động khác nhau.
Mức giá trung bình của các sản phẩm từ cá tầm như sau (giá được cập nhật đến tháng 7/2021):
- Giá cá tầm nguyên con, tươi sống tại thời điểm hiện tại có giá trung bình 280.000 đồng/1kg.
- Với phần cá tầm bào quản lạnh thường bán với giá trung bình khoảng 220.000 đồng/1kg.
- Trứng cá tầm được bán ra thị trường với giá khoảng 150 – 200 triệu đồng/1kg đối với loại thường và gần 1.8 tỷ/1kg đối với trứng cá tầm trắng.
Đây được xem là loại thực phẩm xa xỉ nhất thế giới. Nguyên nhân của điều này là do số lượng cá tầm ngày càng giảm. Đồng thời cá tầm phải mất tới 20 năm mới có thể sinh sản, các công đoạn khai thác trứng cũng rất phức tạp.
5. Nơi mua cá tầm chất lượng
Ngay nay, nhờ vào sự phát triển của giao thương thương mại, cá tầm đã được bán rộng rãi ở nhiều nơi. Bạn có thể tìm mua cá tầm tại các khu chợ hải sản, siêu thị và các cửa hàng nhập khẩu hải sản trên toàn quốc hoặc trên các trang thương mại điện tử có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nhé!